[Xu hướng] Đồ điện tử được “quyền sửa chữa” thêm 10 năm

11:12 - 08/03/2021

Các công ty bán tủ lạnh, máy giặt, máy sấy tóc hoặc ti vi thuộc Liên minh châu Âu sẽ cần đảm bảo những thiết bị này có thể được sửa chữa trong tối đa 10 năm. “Quyền sửa chữa” mới có hiệu lực trên toàn khối 27 quốc gia kể từ ngày 1/3/2021.

Apple cho phép các cửa hàng ngoài mua linh kiện iPhone mà không cần trở thành đại lý ủy quyền
Những điều cơ bản khi tiến hành bảo trì bảo dưỡng thiết bị sản xuất
Viettel là nhà mạng duy nhất trên thế giới sản xuất được thiết bị viễn thông
Giám định Kỹ thuật nhằm xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại, đề xuất phương án và báo giá khắc phục sự cố
Giảm thiểu núi rác thải điện khổng lồ
“Quyền sửa chữa” là một phần trong nỗ lực của các chính phủ nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường từ lượng hàng hóa sản xuất bằng cách làm cho chúng có độ bền hơn và tiết kiệm năng lượng hơn.  
Trung bình, 70% số người châu Âu thích sửa chữa hơn là thay thế một sản phẩm bị lỗi. Tuy nhiên, người bán hiện vẫn có xu hướng thay thế sản phẩm. Vì vậy, “quyền sửa chữa” nhằm mục đích chấm dứt cái gọi là “sản phẩm lỗi thời quá sớm” và đưa ra các quyết định xử phạt các công ty có sản phẩm không bền vững.
Qua đó, nêu bật việc sử dụng các thợ sửa chữa độc lập ngay tại địa phương, đảm bảo rằng người tiêu dùng có quyền tiếp cận dễ dàng các phụ tùng thay thế để sửa chữa các thiết bị, cũng như khuyến khích người tiêu dùng sửa chữa tại nhà.
Daniel Affelt, thuộc nhóm môi trường BUND-Berlin (Đức), điều hành một số quán cà phê có dịch vụ sửa chữa thiết bị điện tử cho biết: “Đây là một bước đi thực sự lớn và đúng hướng”.
Hiện nay, hầu hết các thiết bị điện tử hiện đại thường được dán hoặc tán chặt với nhau, vì vậy, chúng ta cần các công cụ chuyên dụng hoặc phải mở bán toàn bộ thiết bị, do đó chúng ta không thể sửa chữa mỗi khi thiết bị hư hỏng.
Bên cạnh đó, thiếu phụ tùng thay thế là một vấn đề khác. Đôi khi, một chiếc răng cưa bị gãy trên một chiếc xích nhựa nhỏ xíu cũng có thể làm hỏng cả một thiết bị. Do vậy, khi không có phụ tùng thay thế cho một thiết bị mới chỉ vài năm tuổi, rõ ràng là một sự lãng phí rất lớn và tạo ra một lượng rác thải điện tử khổng lồ.
Theo các quy định mới của EU, các nhà sản xuất sẽ phải đảm bảo mọi bộ phận có sẵn để thay thế và sửa chữa trong tối đa một thập kỷ, mặc dù một số bộ phận sẽ chỉ được cung cấp cho các công ty sửa chữa chuyên nghiệp để đảm bảo chúng được lắp đặt chính xác. Các thiết bị mới cũng sẽ phải đi kèm với sách hướng dẫn sửa chữa và được thiết kế cũng như sản xuất theo cách có thể tháo dỡ dễ dàng bằng các công cụ thông thường cho tới khi chúng thực sự không thể sửa được nữa, để cải thiện khả năng tái chế.

 

Bộ trưởng Môi trường Đức, bà Svenja Schulze, cho biết, trong bước tiếp theo, các nhà sản xuất phải nêu rõ sản phẩm dự kiến ​​sẽ hoạt động trong bao lâu và sửa chữa như thế nào nếu sản phẩm bị hỏng sớm hơn. Điều này sẽ khuyến khích các công ty xây dựng các sản phẩm chất lượng và có độ bền.

 Hiện nay, rất nhiều thiết bị đã bị hỏng ngay sau khi hết hạn bảo hành. Khi biết một thiết bị có thể thực sự sử dụng trong một thập kỷ có thể khiến người tiêu dùng chọn những sản phẩm bền hơn hoặc có thể dễ dàng sửa chữa. Đối với phần lớn các thiết bị, sửa chữa để dùng lại là lựa chọn đúng đắn, tuy nhiên, trong một vài khía cạnh nào đó, ví dụ những chiếc tủ lạnh cũ, kém hiệu quả có thể vừa tốn điện vừa thải nhiều khí nhà kính mạnh gây biến đổi khí hậu.

 Trong bước tiếp theo, các nhà bảo vệ môi trường và các nhóm quyền người tiêu dùng muốn “quyền sửa chữa” được mở rộng bao gồm điện thoại thông minh, máy tính xách tay và các thiết bị điện nhỏ khác.

 Thụy Điển đã tiến xa hơn hầu hết các quốc gia khác trong cộng đồng chung EU, dịch vụ sửa chữa một số sản phẩm gia dụng điện tử và phụ tùng sẽ chịu thuế giá trị gia tăng thấp hơn.

 Thiết kế sinh thái của từng sản phẩm - trong đó yêu cầu bao gồm cả quyền sửa chữa - cũng sẽ phải sửa đổi khi các nhãn năng lượng hiện có mới chỉ mô tả mức tiêu thụ điện của máy giặt và các thiết bị gia dụng khác. Thang đo bảy bước mới từ A đến G sẽ được bổ sung bằng mã QR cung cấp cho người tiêu dùng thông tin thêm, chẳng hạn như âm lượng của các thiết bị.

 Rác thải điện tử: Nguy cơ ô nhiễm

Một cuộc điều tra về chất thải điện tử của Ủy ban Kiểm toán Môi trường (Environment Audit Committee - EAC) đã kết luận rằng những gã khổng lồ công nghệ toàn cầu cần phải chịu trách nhiệm nhiều hơn về những gì xảy ra với sản phẩm mà họ đã bán sau khi khách hàng vứt bỏ chúng. Hơn 150.000 tấn rác thải điện tử bị vứt bỏ mỗi năm ở Anh, khi mọi người vứt bỏ máy tính, điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử khác bị hỏng hoặc lỗi thời và không thể sửa chữa.

 

“Quá nhiều thiết bị điện tử có tuổi thọ hạn chế và kết thúc trong các thùng rác, cuối cùng đưa đến bãi chôn lấp hoặc thiêu hủy. Điều đó đưa đến không có cơ hội lấy lại kim loại quý, điều này có thể nhanh chóng trở thành một vấn đề lớn vì các vật liệu hiếm và đang biến mất rất quan trọng đối với năng lượng tái tạo như tubin gió, tấm pin mặt trời và pin ô tô điện” - Chủ tịch EAC - Philip Dunne cho biết.

 

Theo EAC ước tính, các kim loại quý được tìm thấy trong máy tính xách tay và điện thoại thông minh bao gồm vàng, bạc và bạch kim. Giá trị ước tính của tất cả các vật liệu này trong các thiết bị điện tử bị vứt bỏ là 62,5 tỷ UDD (47 tỷ bảng Anh) mỗi năm.

 

Vương quốc Anh chịu trách nhiệm sản xuất lượng rác thải điện tử trên mỗi người cao thứ hai trên thế giới, theo một báo cáo gần đây của Green Alliance.

 

Với sự tăng trưởng vượt bậc về doanh số bán hàng của các nhà cung cấp trực tuyến, đặc biệt là trong năm 2020 và 2021 khi đại dịch Covid - 19 vẫn còn diễn tiến phức tạp, EAC kêu gọi các chợ trực tuyến thu gom sản phẩm và trả tiền tái chế để tạo ra một sân chơi bình đẳng với các nhà bán lẻ và nhà sản xuất thực tế khác không bán hàng trên các nền tảng trực tuyến.

 

Apple đi tiên phong cung cấp dịch vụ sửa chữa độc lập

 

Chính vì vậy, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, không chỉ iPhone, Apple từ năm 2020 đã thông báo sẽ bắt đầu cung cấp dịch vụ đào tạo và cung cấp phụ tùng thay thế cho các cửa hàng sửa chữa độc lập được chứng nhận sửa chữa máy tính Mac. Chương trình Nhà Cung cấp Sửa chữa Độc lập cũng mở ra cho các DN trên khắp châu Âu và Canada.

 

Apple đang mở rộng chương trình này với các tùy chọn bổ sung để khách hàng tiếp cận dễ dàng các dịch vụ sửa chữa. Chương trình phép các DN thuộc mọi quy mô sửa chữa iPhone bằng các bộ phận chính hãng của Apple, đảm bảo an toàn và chất lượng. Sau khi chương trình được khởi động tại Hoa Kỳ vào mùa Thu năm 2020, hơn 140 công ty sửa chữa độc lập đã tham gia với hơn 700 địa điểm đã có sẵn nhằm giúp khách hàng và các DN ở châu Âu và Canada đăng ký sửa chữa.

 

Jeff Williams - Giám đốc điều hành của Apple, cho biết: “Khi khách hàng cần sửa chữa, chúng tôi muốn họ có nhiều lựa chọn không chỉ phù hợp với nhu cầu mà còn đảm bảo an toàn và chất lượng để chiếc iPhone của họ có thể sử dụng lâu nhất có thể”.

 

Theo đó, nhiều lựa chọn hơn cho khách hàng để giao dịch, tái chế và sửa chữa an toàn, chất lượng hơn bao giờ hết và dòng sản phẩm Apple Watch, iPad và iPhone mới nhất của chúng tôi đều sử dụng vật liệu tái chế trên các thành phần chính.

 

Còn Amazon đã hỗ trợ tái chế hơn 10.000 tấn rác thải điện tử ở Anh trong thập kỷ qua, giúp khách hàng của họ tái sử dụng, sửa chữa và tái chế sản phẩm.
 
Bài viết từ tạp chí: Kinh tế đô thị