Giám định Kỹ thuật nhằm xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại, đề xuất phương án và báo giá khắc phục sự cố

17:21 - 27/12/2020

Giám định kỹ thuật độc lập: Một trong những lĩnh vực được HTTS đặc biệt quan tâm là Dịch vụ Giám định Kỹ thuật nhằm xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại, với các Khách hàng là người sử dụng Bảo hiểm cũng như các Công ty Bảo hiểm trong nước và quốc tế. Chúng tôi luôn hướng đến các giải pháp khắc phục tối ưu nhằm đem lại hiệu quả cao nhất theo nhu cầu của Quý Khách hàng. 

Apple cho phép các cửa hàng ngoài mua linh kiện iPhone mà không cần trở thành đại lý ủy quyền
[Xu hướng] Đồ điện tử được “quyền sửa chữa” thêm 10 năm
Những điều cơ bản khi tiến hành bảo trì bảo dưỡng thiết bị sản xuất
Viettel là nhà mạng duy nhất trên thế giới sản xuất được thiết bị viễn thông

TỔNG QUAN QUY TRÌNH GIÁM ĐỊNH BẢO HIỂM KỸ THUẬT:

Phòng Giám định HTTS là đơn vị chủ trì, chịu trách nhiệm chính lập Báo cáo giám định và tổng hợp toàn bộ chứng từ, tài liệu liên quan đến sự cố kỹ thuật.

 ♦ Diễn giải quá trình giám định bảo hiểm kỹ thuật

 1 - Tiếp nhận thông tin tổn thất: Ngay khi tiếp nhận yêu cầu giám định (từ các Khách hàng là các Công ty Bảo hiểm, Công ty Giám định kỹ thuật, các Doanh nghiệp ...), và hoàn thành việc phân tích các thông tin ban đầu, HTTS sẽ cử Giám định viên (GĐV) với trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp để tiến hành đánh giá sơ bộ tổn thất thông qua các đề mục sau:

  • Tên, địa chỉ và điện thoại của đối tượng đề nghị được Giám định kỹ thuật;
  • Hạng mục tổn thất, địa điểm và thời gian xảy ra tổn thất;
  • Sơ bộ diễn biến và nguyên nhân tổn thất;
  • Mức độ và giá trị thiệt hại ước tính;
  • Hướng phát triển của tổn thất và biện pháp hạn chế tổn thất đã áp dụng;
  • Những công việc Đơn vị bị tổn thất đang tiến hành và sẽ tiến hành;  
  • Hướng dẫn Đơn vị bị tổn thất cung cấp cập nhật bổ sung các thông tin cần thiết (nếu có).

 2 - Xử lý thông tin tổn thất và tiến hành tổ chức Giám định tại hiện trường:

  • Sau khi kiểm tra các thông tin tổn thất ban đầu và thu thập các tài liệu liên quan đến đối tượng, thiết bị bị tổn thất, GĐV phải báo cáo ngay cho trưởng Phòng Giám định kỹ thuật (PGĐKT) và Tổ chuyên gia để “hội chẩn” nhằm đánh giá sơ bộ, đề xuất phương án tổ chức giám định kỹ thuật tại hiện trường.
  • Đối với những vụ tổn thất phức tạp đòi hỏi kiến thức chuyên ngành hoặc theo yêu cầu của Nhà bảo hiểm, đơn vị có thể trưng cầu giám định từ cơ quan chức năng chuyên ngành để tiến hành giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại theo quy định. HTTS có thể cử các chuyên gia phối hợp, hỗ trợ GĐV từ cơ quan chuyên ngành tổ chức thực hiện công tác giám định nếu cần thiết.
  • GĐV phải có trách nhiệm chủ trì, chuẩn bị mọi thủ tục pháp lý, phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị cần thiết để thực hiện công tác giám định tại hiện trường theo đúng các yêu cầu kỹ thuật đề ra và các quy định của nơi xảy ra sự cố.

3 - Tiến hành giám định tại hiện trường:  

  • Sau khi thống nhất với đơn vị gặp sự cố về các thủ tục, nội dung làm việc, ..... Trưởng PGĐ có trách nhiệm cử GĐV hoặc nhóm GĐV đến ngay hiện trường vụ tổn thất để thực hiện một số công việc cụ thể sau :
  • Thu thập thông tin (quan sát khu vực hiện trường, phỏng vấn các nhân viên, cán bộ kỹ thuật và người làm chứng tại hiện trường); thu thập các vật chứng và lời khai nhân chứng, đồng thời thu thập và tham khảo ý kiến của các bên liên quan có mặt tại hiện trường như: cảnh sát PCCC, đơn vị xảy ra tổn thất, chính quyền địa phương, nhân dân quanh vùng ,...( các trường hợp có yếu tố môi trường cần nắm lại các thông tin thời tiết tại thực địa)
  • Thu thập các tài liệu (các hình ảnh, tài liệu có liên quan ở xung quanh và còn lại trên thiết bị bị sự cố) về tổn thất.
  • Chụp ảnh và mô tả hiện trường thể hiện được diễn biến, nguyên nhân và mức độ tổn thất một cách logic.
  • Đo đạc, so sánh, loại trừ (nếu có với các thiết bị tương tự hiện có) hay cân đong, thử áp lực, độ dò cách điện v.v... Sau đó đánh giá sơ bộ diễn biến và nguyên nhân tổn thất, mức độ thiệt hại.
  • Dựa trên cơ sở những thông số và hình ảnh tại hiện trường, tiến hành xác định hoặc ước tính nguyên nhân và mức độ thiết hại, tổn thất.
  • Đề xuất và phối hợp với đơn vị bị sự cố tổn thất cũng như các cơ quan liên quan khác thực hiện những biện pháp khắc phục đề phòng, hạn chế tổn thất.

4 - Lập báo cáo giám định:

  • GĐV có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lý và đầy đủ của các hồ sơ tài liệu đã thu thập được, nếu thiếu sót hoặc sai sót thì cần có văn bản yêu cầu bổ sung hoặc tổ chức giám định lại tại hiện trường để làm rõ lý do hoặc giải trình cụ thể cho từng trường hợp.
  • Khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, GĐV tiến hành xem xét chứng từ, tài liệu kết hợp với những thông tin và hình ảnh hiện trường vụ tổn thất. Nếu cần thiết phải kết hợp với các chuyên gia Đa phương tiện (Multimedia) để tại hiện lại hiện trường hay thực nghiệm hiện trường nhằm đưa ra được những kết luận chính xác về nguyên nhân, mức độ thiệt hại. Từ đó, lập Báo cáo giám định cuối cùng của vụ tổn thất nêu rõ diễn biến, kết luận nguyên nhân và mức độ thiệt hại đồng thời đưa ra nhận xét và đề xuất phương án khắc phục.